Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Các kỹ năng và cách dạy con ứng xử phù hợp khi gặp người lạ

Các kỹ năng và cách dạy con ứng xử phù hợp khi gặp người lạ

2 78ede

Bất kể cha mẹ nào cũng muốn bảo vệ con khỏi mọi nguy hiểm. Nhưng làm thế nào để làm được điều đó mà không làm trẻ sợ hãi?



Trẻ em bắt đầu tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh khi các bé được 3 tuổi trở lên, khi các kỹ năng xã hội và tính độc lập bắt đầu phát triển. Và đây chính là thời điểm lý tưởng để phụ huynh nói với các bé về sự an toàn.

Theo các chuyên gia, điều này phụ thuộc rất nhiều vào lời nói của bạn. Bạn rất dễ làm trẻ sợ hãi, nếu ban không lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận. Dưới đây là một vài ý tưởng hay giúp bạn thảo luận với trẻ về các vấn đề nguy hiểm khi bé gặp người lạ mà không khiến bé bối rối hay cảm thấy sợ hãi.

2 78ede

“Không nói chuyện với người lạ!”

Thay vào đó hãy thử nói, “Nói với bố mẹ hoặc cô trông trẻ trước khi con nói chuyện với bất kể người lớn nào đó.”
Trẻ em tiếp nhận những gì bạn nói theo từng chữ và có thể bé cảm thấy khó hiểu về những gì làm nên “một người lạ”. 

Thay vì tạo ra nỗi sợ hãi về bất kể người lạ nào mà trẻ không biết, hãy yêu cầu trẻ hỏi ý kiến bạn trước khi bắt đầu nói chuyện với ai đó. Bạn có thể chỉ cho bé bằng cách chỉ cần nhìn vào hành vi gật hay lắc đầu của bạn trước một người lạ nào đó.

“Nếu bé bị lạc trong một cửa hàng, hãy hỏi một người lớn đáng tin cậy như các nhân viên trong cửa hàng để giúp con tìm thấy mẹ.”

Có lẽ tốt hơn là hãy nên nói với bé “Nếu con bị lạc trong một cửa hàng hay siêu thị, hãy ở lại nguyên đó và tìm một người lớn có bảng tên để giúp con.”

Nỗi sợ hãi của bé khi phải ở một mình trong một cửa hàng xa lạ, khiến bé không thích phải đưa ra một phán đoán để xem ai là người đáng tin. Một vài bé thậm chí còn có thể rời cửa hàng để tìm kiếm bố mẹ.

Chuẩn bị trước chuyện này cho bé và nói rõ rằng nếu chuyện này xảy ra thì bé sẽ vẫn ổn, miễn là bé phải chịu ở lại và hỏi người nào đó làm việc ở cửa hàng người mà chắc chắn có bảng tên hoặc tốt hơn hết là ở quầy thu ngân.

“Không nhận kẹo hay đồ chơi từ người lạ.”

Một lần nữa, bé sẽ cảm thấy khó hiểu về những ai thì được cho là “người lạ”. Thay vào đó hãy nói, “không được lấy bất cứ thứ gì từ bất kì người nào ngoại trừ bố mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô hay bố mẹ của bạn bè.”

Nếu chỉ giới hạn là kẹo, trẻ em có thể bị dụ dỗ bằng những món hấp dẫn khác như  bóng bay, nước ngọt, hay chì màu… An toàn hơn là bạn sẽ yêu cầu trẻ nói với bạn trước khi nhận cái gì từ ai đó.

“Không giữ bí mật.”

20140520-0558-0d45fc6dieukhongbaogioduoclamt
Hãy để cho trẻ biết rằng một bất ngờ là bí mật duy nhất có thể được giữ kín.

Một số phụ huynh dùng hai từ này khá giống nhau và điều đó khiến trẻ bối rối. Nếu bạn nói bé giữ bí mật về món quà sinh nhật tặng bố hoặc bữa tiệc dành cho bà, và bạn đang dần phá hỏng quy luật rằng không có người lớn nào lại khuyên con giữ bí mật khỏi cha hay mẹ của chúng.

Một số mẹo hay khác: Tạo mật mã riêng và nói cho giáo viên của bé biết. Bất kế ai đến đón con bạn đi thì cần phải sử dụng mật mã này. Dạy bé bấm các số điện thoại khẩn cấp trong trường hợp khẩn cấp. Đảm bảo con bạn phải ghi nhớ địa chỉ nhà, số điện thoại và tên đầy đủ của bố mẹ hoặc người thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *